Quan sát và quản lý thường ngày là tiến hành làm công tác cơ bản đối với nuôi tôm sản xuất tôm chân trắng. Nếu như lơ là công tác quản lý và quan sát thường ngày sẽ tạo ra sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến hiệu quả nuôi trồng kém, thậm chí nuôi tôm thất bại. Ví dụ, ao nuôi tôm thiếu oxy không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tôm chết đồng loạt. Do đó, nhất định phải cố gắng làm tốt việc quan sát thường xuyên đối với ao nuôi tôm, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý nuôi thích hợp đối với các tình huống khác nhau.
Tình hình ăn của tôm phản ánh việc cho ăn có hợp lý hay không, chất lượng đáy và nước có bình thường không, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và sinh trưởng của tôm.
Quan sát tình hình ăn của tôm, có thể đặt 4 - 6 cái sàng ăn trong ao nuôi, khi cho ăn căn cứ vào bình quân lượng thức ăn rồi cho vào sàng ăn. Làm như trên, nếu như thức ăn trong sàng ăn nhanh chóng bị ăn hết trong khoảng thời gian nhất định thì chứng tỏ cho ăn không đủ, nên tăng lượng thức ăn.
Kiểm tra sàng ăn.
Trong điều kiện môi trường ao nuôi tôm bình thường
- 1 tiếng sau khi cho ăn nếu trên 2/3 số tôm no và bán no chứng tỏ lượng cho ăn đầy đủ
- 1.5 tiếng sau khi cho ăn có thức ăn dư thừa, chứng tỏ lượng cho ăn thích hợp
- 1 tiếng sau khi cho ăn, số tôm no và bán no không đạt được 1/2 tổng số tôm thì chứng tỏ lượng cho ăn không đủ, nên tăng lượng cho ăn hợp lý
- Nếu như 1,5 tiếng sau khi cho ăn vẫn có rất nhiều thức ăn dư lại thì chứng tỏ rằng thức ăn quá nhiều, nên quan sát và phân tích kỹ lưỡng, sau đó phân tích tình trạng áp dụng các biện pháp tương ứng.
Lượng cho ăn quá nhiều nếu như môi trường nuôi tôm bình thường, lại không có hiện tượng lột vỏ có thể kết luận là lượng cho tôm ăn quá nhiều, nên giảm bớt số lượng thức ăn đưa vào ao.
(1) Môi trường ao nuôi tôm không thích hợp. Nếu như các điều kiện như: Nhiệt độ nước, độ mặn, oxy hòa tan, NH3 và H2S trong ao nuôi tôm kém, sẽ dẫn đến giảm sự thèm ăn của tôm trong ao nuôi, lượng tiêu thụ thức ăn giảm. Nên kiểm tra rõ tình trạng rồi áp dụng các biện pháp có hiệu quả.
(2) Trong thời gian tôm lột vỏ, sự thèm ăn của tôm sẽ giảm đi tương đối, nên giảm bớt lượng thức ăn.
(3) Tôm bị bệnh dẫn đến giảm sự thèm ăn. Nên giảm bớt hoặc ngừng cho ăn, đồng thời áp dụng các biện pháp tương ứng để loại trừ bệnh hại.
(4) Tôm chết nên lập tức tìm hiểu rõ nguyên nhân, áp dụng biện pháp cấp cứu.
Quan sát tình hình tăng trưởng của tôm chủ yếu bao gồm việc ước lượng thể trọng trung bình và tỉ lệ sống sót, kiểm tra sự sinh trưởng và tình trạng lột vỏ….
Tỉ lệ sống và trọng lượng trung bình trong ao nuôi tôm là cơ sở tin cậy để tính toán lượng thức ăn. Để có thể cho ăn hợp lý, nhất định phải tiến hành định kỳ kiểm tra ước tính tỷ lệ sống và trọng lượng trung bình của tôm, thông thường cách từ 10-15 ngày hoặc sau mỗi lần lột vỏ ước tính 1 lần.
Tốc độ phát triển của tôm là cơ sở quan trọng để phân tích và nghiên cứu điều kiện chất lượng đáy và chất lượng nước ao nuôi tôm có tốt hay không, các biện pháp dinh dưỡng có thỏa đáng không. Trong điều kiện môi trường nuôi tốt, dinh dưỡng đầy đủ, mức tăng trưởng bình quân theo ngày của những con tôm nuôi vào mùa xuân có thể đạt đến 1-1.2mm. Dưới điều kiện bình thường, cứ 10 ngày kiểm tra một lần, mỗi lần kiểm tra khoảng 50 con. Có thể phân ra 4 - 5 chỗ dùng sàng ăn lấy mẫu, công tác kiểm tra nên thực hiện sau khi mặt trời lặn hoặc mặt trời mọc vào lúc sáng sớm, kiểm tra chiều dài, thể trọng cơ thể của từng con, quan sát màu sắc của tôm, nhìn xem có ký sinh trùng hay bệnh tật gì không.
Nếu như tôm sinh trưởng chưa đạt đến mức độ nói trên, hoặc kích thước cá thể chênh lệch lớn thì có thể là do những nguyên nhân sau gây ra:
Lượng thức ăn không đủ hoặc chất lượng thức ăn không tốt khiến cho dinh dưỡng của tôm không tốt.
(1) Chất lượng đáy và nước có vấn đề, môi trường sinh trưởng của tôm suy thoái.
(2) Mật độ thả nuôi tôm quá lớn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển bình thường.
(3) Tôm bị dịch bệnh, không thể sinh hoạt bình thường.
(4) Các sinh vật cạnh tranh nhiều, tiêu hao thức ăn cho tôm trong ao nuôi ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của tôm.
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân nên áp dụng các biện pháp tương ứng, tăng cường quản lý nuôi dưỡng:
Tăng lượng cho ăn hợp lý hoặc nâng cao chất lượng thức ăn.
(1) Cải thiện chất lượng đáy và nước ao.
(2) Bắt hoặc di chuyển môt phần tôm, giảm mật độ nuôi.
(3) Phòng trị bệnh tôm.
(4) Tiêu diệt hoặc giảm bớt các sinh vật cạnh tranh trong ao nuôi.
(5) Quan sát tình hình sinh trưởng bình thường của tôm.
Tình trạng lột vỏ của tôm phản ánh sự sinh trưởng của tôm trong ao nuôi có tốt hay không. Những con tôm dài trên 3 cm thông thường cách 10-15 ngày lột vỏ một lần, được xem là sinh trưởng tốt. Nếu như tôm không lột vỏ đúng thời gian có thể là do các tình trạng sau gây nên:
Lượng cho ăn không đủ hoặc chất lượng thức ăn không tốt.
(1) Chất lượng đáy và nước có vấn đề.
(2) Mật độ nuôi quá lớn.
(3) Tôm bị bệnh, lột vỏ có thể sẽ bị ảnh hưởng hoặc chết. Nếu như trùng Zoothamnium bám nhiều trên mang và bề mặt cơ thể sẽ cản trở khả năng hô hấp, bơi lội, kiếm ăn và lột vỏ của tôm, khiến cho tôm lâu lột vỏ.
Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân nên đưa ra biện pháp xử lý đúng đắn. Trong thời kỳ giữa và cuối vụ nuôi còn cần chú ý bệnh lột vỏ bất thường. Tức là tôm vẫn chưa tới thời gian lột vỏ bình thường, bỗng nhiên xuất hiện lột vỏ hàng loạt, đồng thời có hiện tượng tôm chết. Nên lập tức tìm rõ nguyên nhân, áp dụng biện pháp có hiệu quả.
Bắt đầu từ lúc tôm dài 4-5cm trở đi, sử dụng lượng vôi sống và bánh hạt chè thích hợp ( tên khoa học là Camellia oleifera Abel), ( chúng tôi kiến nghị nên sử dụng BESTOT-C, BIO-LIVER, GLUCAN-BESTOT, LIFE-HC là tốt nhất, trộn liên tục từng sản phẩm vào trong thức ăn cho ăn trong 2 ngày, sử dụng luân phiên, dựa theo tỉ lệ trộn BIO - FEED và thức ăn cho ăn cùng lúc, sử dụng định kỳ BIO-ALGAE, BIO-POWER, LIFE-HC tạt đều hồ nuôi; chi tiết tham khảo phần 1. Định kì gây màu nước trước khi thả giống và 20 ngày kiểm soát trước khi nuôi tôm; 2. Các biện pháp quản lý kiểm soát kỹ thuật kiến nghị trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng vào giai đoạn đầu, có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất hại trong nước, làm sạch nước, phòng trị bệnh tôm, thúc đẩy tôm chân trắng lột vỏ. Sau 35 ngày thả giống trở đi, cứ 10-15 ngày sử dụng 25x10-6-30x10-6vôi sống và 20x10-6-25x10-6 bánh hạt chè, 2-3 ngày sau khi sử dụng tôm chân trắng sẽ lột vỏ hết, và rất ít phát sinh bệnh tật.
Nếu như tôm hoạt động bình thường theo tập tính sinh hoạt của nó chứng tỏ môi trường thích nghi, sinh trưởng bình thường. Nếu không thì cho thấy tôm và môi trường ao nuôi đã xuất hiện tình trạng bất ổn, nên áp dụng biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên nhân chính của việc tôm không vùi đáy
① Chất lượng đáy ao nuôi tôm đã suy thoái nghiêm trọng, hàm lượng các chất hại như NH3 và H2S cao, và có mùi hôi khiến cho tôm chân trắng không chịu đựng được.
② Nước ao nuôi xuất hiện hiện tượng phân tầng, lượng oxy hòa tan dưới đáy ao thấp, thêm vào đó là sự khuêch tán của các chất độc ảnh hưởng đến cuộc sống của tôm chân trắng.
Biện pháp khắc phục tôm không vùi cát
Cải tạo chất lượng đáy, giảm hàm lượng độc tố NH3 và H2S và các độc tố khác.
Sử dụng máy quạt khí hoặc các máy móc khác để khuấy nước, loại bỏ hiện tượng phân tầng nước ao nuôi, tăng lượng oxy hòa tan dưới đáy ao nuôi.
Xuất hiện tôm nổi đầu hoặc bơi vòng trên mặt nước chứng tỏ đáy và nước ao nuôi bị thiếu oxy nghiêm trọng, tình trạng này thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm có mật độ nuôi lớn, chất lượng đáy và điều kiện thay nước kém. Mà dưới tình trạng trước khi bão về thì khí áp thấp, thời tiết nóng , độ trong nước nhỏ, đặc biệt là trời râm mát, từ giữa đêm cho tới bình minh rất dễ xảy ra hiện tượng tôm thiếu oxy nổi đầu. Do đó, nhất định phải chú ý quan sát, nếu phát hiện tình trạng này phải kịp thời áp dụng biện pháp xử lý.
Khả năng hoạt động của tôm trong hồ nuôi giảm sút, phản ứng chậm chạp, đây là biểu hiện của việc thay đổi bệnh lý ở tôm, nên lập tức kiểm ta tình trạng sức khỏe của tôm, sử dụng đúng thuốc đúng bệnh.
Chất lượng đáy ao nuôi tôm có liên quan trực tiếp ra sao tới môi trường sống dưới đáy của tôm chân trắng. Trong quan sát ngày thường nhất định phải chú ý các phương diện sau:
Trong ao nuôi có lắng đọng một lượng lớn NH3 và H2S, bùn đáy sẽ chuyển sang màu đen. Mà trong ao nuôi có hàm lượng H2S lớn sẽ còn giải phóng ra một chất sunfua hoặc mùi trứng gà thối. Nếu như người ta ngửi thấy mùi này khi xuống ao nuôi hoặc trong lúc gió thổi thì nên chú ý. Điều này chứng tỏ trong ao nuôi đã tích trữ không ít các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác sinh vật và chất thối rữa, đồng thời đã thông qua phân giải hóa học hình thành nên H2S, chất lượng đáy đã bị suy thoái. Nếu như ban ngày hoặc trời râm gió thổi, dưới tình trạng các chất ô nhiễm đáy ao nuôi giải phóng lên mà đến tối bỗng nhiên ngừng gió thì thật là nguy hiểm. Một là các chất hữu cơ trôi nổi trong nước đến giữa đêm sẽ tiêu hao một lượng lớn oxy khiến cho tôm thiếu oxy mà chết, hai là một lượng lớn chất độc trong nước tràn ra, trực tiếp gây ra hiện tượng tôm trúng độc mà chết. Khi phát hiện tình trạng trên lập tức áp dụng các biện pháp xử lý.
Rêu xanh là một quần thể sinh vật bám dưới đáy ao nuôi, chủ yếu là tảo lam và tảo cát mọc dưới đáy, sự sinh trưởng của nó có liên quan tới hàm lượng của các chất hữu cơ dưới đáy ao nuôi. Khi hàm lượng các chất hữu cơ trên 6%, sự sinh trưởng của tảo cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của hàm lượng các chất hữu cơ. Rêu nâu duy trì một số lương nhất định dưới đáy ao nuôi có lợi đối với tôm chân trắng, nhưng rêu nâu sinh sôi với một số lượng lớn thì chứng tỏ chất hữu cơ dưới đáy ao nuôi quá nhiều, nhất định phải chú ý. Ngoài ra, rêu nâu do gió lay hoặc khuấy động vẫn sẽ nổi trên mặt nước, sau khi bị gió thổi đổ xuống chất đống một chỗ, buổi tối lắng xuống đáy nước, tiến hành phân giải, nên nhanh chóng dùng lưới vớt nó ra bên ngoài hồ vào ban ngày. Đối với rêu nâu bám ở rìa ao nuôi thì không nên khuấy động, tránh việc rêu nâu nổi nhiều gây nên sự suy thoái nước đáy.
Các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa và các chất được tiết ra, chất bài tiết sinh học, xác sinh vật và vụn nát tích tụ dưới đáy ao nuôi là cơ sở của việc sản sinh ra NH3 và H2S. Các chất thức ăn ngấm ra và các chất sinh vật bài tiết ra do hòa tan trong nước và chìm dưới đáy ao nuôi trở thành bộ phận cấu thành bùn thối mà rất khó phân giải, nhưng những thức ăn dư thừa và xác sinh vật chưa bị thối nát có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Đối với tình trạng các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa và xác sinh vật của tôm, một là có thể sử dụng lưới treo tứ giác quan sát sau khi ăn no; hai là có thể lợi dụng khi tháo nước, quan sát khi nước nông; ba là khi tháo nước, có thể dùng vợt vớt các chất đáy ao nuôi tôm ở phía trước cống thoát nước để tiến hành quan sát; bốn là có thể vớt các chất đáy ở cống trung tâm hoặc cống bao quanh tiến hành quan sát vào buổi sáng hoặc buổi trưa trời nắng. Công tác quan sát nên được tiến hành thường xuyên, nếu phát hiện các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác sinh vật quá nhiều nên tiến hành xử lý kịp thời.
1)Tiến hành dọn sạch cống trung tâm và cống bao quanh ao nuôi tôm vào buổi sáng hoặc buổi trưa trời nắng. Do đáy cống thấp hơn mặt nên ao phần lớn chất hữu cơ đều lắng dưới đáy cống. Vào buổi sáng hoặc buổi trưa trời nắng, dọn sạch các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa đọng ở đáy ra khỏi ao nuôi, vừa có thể giảm bớt một lượng lớn NH3 và H2S, lại có thể lợi dụng một lượng lớn oxy do tác dụng quang hợp của các sinh vật phù du sản sinh ra làm chất oxy hóa, phòng tránh việc trong lúc dọn ao nuôi do tiêu hao nhiều oxy gây ra hiện tượng tôm thiếu oxy. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu mà công tác dọn ao nuôi không nên tiến hành vào lúc chập tối hoặc ban đêm. Do tôm chân trắng sống vùi đáy, cho nên không thích hợp trong việc dọn ao nuôi mang tính toàn diện.
(2)Tăng lượng thay nước, thông qua thay nước dẫn oxy vào, xả đi hoặc xả bớt các chất hữu cơ trong ao nuôi, còn có thể ức chế sự hình thành của H2S.
(3)Cho ăn ít hoặc ngừng cho ăn, cho đến khi hồ nuôi trở về trạng thái bình thường.
(4)Phân tích nguyên nhân thức ăn dư thừa và xác sinh vật nhiều, áp dụng các biện pháp quản lý nuôi dưỡng tương ứng.
Tình trạng chất lượng nước ao nuôi quyết định lớn đến sự chênh lệch số lượng tôm trong ao nuôi, nhất định phải tiến hành quan sát cẩn thận đối với chất lượng nước, đây là khâu quan trọng để nuôi tôm thành công.
Xác định và ghi chép rõ ràng nhiệt độ nước, oxy hòa tan, độ mặn, độ pH, màu nước, độ trong nước, NH3 và H2S là công tác cơ bản trong việc xác định chất lượng nước. 5 mục đầu trong đó mỗi ngày phải kiểm tra 2 lần, tức là buổi sáng 6:00 – 7:00 và chiều 4:00 kiểm tra mỗi chỉ tiêu một lần, và ghi chép chi tiết. NH3 và H2S thì căn cứ vào nhu cầu thực tế để kiểm tra. Nếu phát hiện tình trạng bất thường phải kịp thời áp dụng biện pháp thích hợp. Ngoài ra nên chú ý một vài tình trạng sau:
Dưới tình trạng không bón phân, các thực vật phù du phát triển mang tính bùng phát chủ yếu là do các chất tôm bài tiết ra và thức ăn dư thừa quá nhiều gây ra. Trong ao nuôi tôm có mật độ nuôi và lượng cho ăn lớn, một lượng lớn các chất thức ăn dư thừa ngấm ra và các chất sinh vật bài tiết ra chuyển hóa thành muối dinh dưỡng và chất NH3, nếu như không có điều kiện thay nước tốt hoặc điều tiết không hợp lí sẽ khiến cho nước ao nuôi phú dinh dưỡng. Các thực vật phù du trong ao nuôi trong điều kiện thích hợp có thể sinh sôi mang tính bùng phát. Do thực vật phù du sinh sôi rất nhanh nên chất lượng nước và đáy sẽ bị phá hoại nghiêm trọng. Tình trạng này nếu chỉ đơn thuần nhờ vào nước thì cũng khó giải quyết, nhất định phải sử dụng0.4x10-6-0.5x10-6 CuSO4 tiến hành xử lý.
Thực vật phù du trong hồ nuôi bỗng nhiên chết nhiều khiến cho nước ao nuôi đột nhiên trở nên trong hơn, tình trạng này rất bất lợi đối với việc nuôi tôm chân trắng. Một là dễ gây ra hiện tượng thiếu oxy hòa tan mà chết, hai là khiến cho tôm sinh ra các bệnh khác. Do đó nên tìm rõ nguyên nhân rồi tiến hành xử lý.
(1)Do độ pH quá thấp hoặc quá cao gây nên. CO2 là chất thực vật cần để tiến hành quang hợp, nếu như thiếu CO2 trong nước thì sẽ khiến cho thực vật phù du chết nhiều. Mà hàm lượng CO2 trong nước chịu sự chi phối của độ pH, nước ao nuôi có độ pH thấp thì hàm lượng CO2 cũng thấp, mà khi độ pH cao trên 10.5, CO2 trong nước cũng sẽ không còn. Do đó, nên kịp thời điều chỉnh độ pH trong nước.
(2)Do muối dinh dưỡng không đủ gây nên. Nếu như muối dinh dưỡng trong nước không đủ, thực vật phù du không thể sinh trưởng được, phải kịp thời bón phân, chủ yếu là bón phân đạm và phân lân. Đồng thời nên chú ý nước ngầm có chứa ion sắt gây ra tình trạng phân lân không đủ. Do sắt và photpho dễ kết hợp tạo thành chất kết tủa FePO4, từ đó thực vật không thể hấp thu sử dụng. Khi xuất hiện tình trạng trên nên tăng lượng bón phân lân.
(3)Cần chú ý, do đáy ao nuôi thiếu oxy khiến cho muối dinh dưỡng chưa thể phát huy được tác dụng, đặc biệt là khi hồ nuôi đã sử dụng lâu dài, lắng đọng không ít chất hữu cơ, chúng dễ bị vi khuẩn hiếu khí phân giải thành các muối dinh dưỡng như NH4+-N, PO4-3-P …. Nhưng nếu như đáy ao nuôi thiếu oxy thì vi sinh vật không thể phát huy được tác dụng vốn có, do đó thiếu đi phân lân và phân đạm. Lúc này nếu như bón thêm phân bón thì sẽ gây ra tuần hoàn ác tính. Sau khi điều tra rõ một lượng lớn các chất hữu cơ dưới đáy ao nuôi nên sử dụng các biện pháp tạo oxy như máy tạo oxy hoặc máy hút nước khuấy động nước ao nuôi, vừa phòng được tôm hồ thiếu oxy chết, vừa có thể tăng lượng oxy tầng đáy, thúc đẩy vi sinh vật phát triển.
Thay nước là công tác quản lý nuôi dưỡng cơ bản trong quá trình nuôi. Thời kỳ đầu nuôi không nên thay nước nhiều, thời kỳ giữa và cuối thì tăng lượng thay nước. Thông thường lượng thay nước trong ngày vào thời kỳ giữa vụ nuôi nên đạt 20-30%, thời kỳ cuối cần đạt 30 - 40%. Đối với ao nuôi có mật độ nuôi cao, lượng thay nước thời kỳ cuối cần đạt 1/3-1/2, đồng thời căn cứ vào tình hình chất lượng đáy và nước ao nuôi tôm mà tăng giảm lượng thay nước hợp lý.
Kiểm tra an toàn là thực hiện một nội dung quan trọng của công việc quan sát thường ngày trong thời gian nuôi. Mỗi sáng, trưa, chập tối và đêm cần kiểm tra ao nuôi nhiều lần, ngoài việc quan sát cẩn thận tình hình sinh trưởng và hoạt động của tôm, tình trạng chất lượng đáy và nước ra còn phải kiểm tra một loạt các phương diện khác nữa, phát hiện vấn đề phải kịp thời xử lý.
Nên thường xuyên kiểm tra tình trạng đê xem có chỗ nào sập, rò rỉ, vỡ, thủng hay không, phát hiện vấn đề kịp thời sửa chữa.
Cửa cống chia ra vách cống, nắp cống, khung cống và mạng cống, nên thường xuyên kiểm tra có bị rò rỉ hay không, có bị con hà, con hàu, trai sò bám vào hay không hoặc bị ăn mòn, và máy móc làm tổn thương…. Do mạng cống có tác dụng lọc toàn bộ đường ra vào nước ao nuôi, chịu áp lực nước rất lớn, nếu như áp lực vượt quá sức chịu đựng của nó, hoặc máy móc làm tổn thương thì có thể xuất hiện vỡ hoặc rò rỉ, một khi rò rỉ sẽ gây ra hiện tượng bỏ đi của tôm cá.
Các thiết bị máy móc bao gồm thiết bị dẫn nước cơ giới, thiết bị khuấy nước, thiết bị tăng oxy, nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và tu sửa để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Dưới điều kiện chất lượng nước tốt, tôm chân trắng ăn nhiều, tỉ lệ phát bệnh thấp, sinh trưởng nhanh. Mà chất nước không tốt khiến cho tôm chân trắng ăn ít, thậm chí là không ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và sự tích lũy của các chất hại, làm cho tôm phát bệnh. Khi chất lượng nước bị suy thoái nghiêm trọng còn làm cho tôm chân trắng chết nhiều, khiến cho việc nuôi thất bại. Do đó việc quản lý chất lượng nước là một công tác quan trọng không thể xem nhẹ trong thời gian nuôi tôm chân trắng, là nhân tố mấu chốt ảnh hưởng đến mức sản lượng.
Phạm vi nhiệt độ thích ứng của tôm chân trắng vào khoảng 25-32oC , để có thể duy trì được nhiệt độ nước thích hợp trong quá trình nuôi, đầu tiên phải sắp xếp hợp lí thời vụ sản xuất nuôi. Bởi vì tôm chân trắng thuộc họ tôm nhiệt đới, khi nhiệt độ nước thấp dưới 15oC sẽ không ăn, không sinh trưởng phát triển, khi nhiệt độ nước thấp hơn nữa sẽ xuất hiện tôm chết. Trong quá trình nuôi tôm chân trắng phải làm tốt công tác điều chỉnh nhiệt độ nước. Cần chú ý dự báo thời tiết và sự thay đổi thời tiết, đồng thời hằng ngày nên sử dụng nhiệt kế cầm tay đo nhiệt độ nước ít nhất 2 lần, thông thường vào buổi sáng 6:00-7:00 và chiều 4:00 mỗi lúc một lần, phát hiện bất thường phải kịp thời áp dụng biện pháp xử lý.
Khi nhiệt độ nước cao nhất định phải điều chỉnh kịp thời.
(1)Nâng cao mực nước ao nuôi tôm lên trên 1.5 mét, có điều kiện nên nâng cao trên 1.8 mét, giảm bớt sự tích nhiệt ao nuôi tôm, duy trì nhiệt độ thấp dưới tầng đáy ao nuôi tôm.
(2)Tăng lượng cấp thoát nước, và làm cho nước ao chảy. Hàng ngày nên thay nước trên 1/3. Khi nhiệt độ lên đỉnh điểm, nên sử dụng hết các cống cấp nước đưa nước mặn mới vào. Do nguyên nhân thủy triều lên xuống nên không thể tự nhiên mà dẫn nước vào được, có thể dùng máy móc để cấp nước. đồng thời nâng cửa cống đáy ở cống thoát nước ao nuôi tôm lên cao 5-10 cm, để nó vừa dẫn nước vào, vừa thải ra một lượng nhỏ nước đáy. Như thế vừa có thể làm cho nước đáy ao nuôi tôm duy trì được môi trường nước tương đối sạch sẽ, lại có thể đạt được mục đích tán nhiệt thông qua dòng chảy nước ao.
(3)Nắm bắt chính xác lượng thức ăn. Trong thời gian nhiệt độ cao, tính thèm ăn của tôm giảm xuống, nếu như cho ăn quá nhiều, đáy ao tích tụ thức ăn dư thừa làm cho chất lượng nước bị ô nhiễm. Sau khi cho ăn nên chú ý quan sát và kiểm tra, cố gắng đưa ra lượng thức ăn phù hợp, không để lưu lại thức ăn dư thừa.
Khi nhiệt độ nước xuống thấp vượt quá sức chịu đựng của tôm ao nuôi, nên áp dụng biện pháp tiến hành điều chỉnh.
(1) Nâng cao mực nước ao nuôi tôm lên trên 1.5 mét, giảm bớt sự ảnh hưởng của nhiệt độ không khí, nâng cao khả năng duy trì nhiệt độ của ao nuôi tôm. Việc này nên tiến hành trước 1-2 ngày sau khi có thông tin dự báo thời tiết.
(2)Dưới tiền đề đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh trưởng của tôm ao nuôi, cố gắng giảm bớt lượng thoát nước. Trong thời gian nhiệt độ thấp, có thể giảm 1/5 lượng nước . Nếu như chất lượng nước ao nuôi tôm tốt, khi cần thiết có thể ngưng cấp thoát nước 1-2 ngày, khiến cho nước ao nuôi giảm sự tán nhiệt, cố gắng duy trì nhiệt độ ổn định.
(3)Chú ý quan sát tình hình ăn của tôm, nắm bắt rõ lượng thức ăn, tránh việc cho ăn quá dư thừa.
Hàm lượng oxy hòa tan trong hồ nuôi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự kém ăn và sinh trưởng của tôm chân trắng, mà khi lượng oxy hòa tan không đủ sẽ còn thúc đẩy sự sản sinh NH3 và H2S trong nước ao nuôi, đồng thời tăng độc tính của nó. Do đó, mức hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình chất lượng nước ao nuôi.
Lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi thích hợp cho sự sinh trưởng bình thường của tôm chân trắng vào khoảng 4mg/L. Khi lượng oxy hòa tan trong nước là 3mg/L, tôm chân trắng sẽ không chết vì ngạt thở, nhưng sau khi ăn no vì lượng oxy hòa tan không đủ mà nôn ra các chất trong dạ dày làm ô nhiễm chất lượng nước.
Giới hạn chết ngạt của tôm chân trắng có liên quan tới nhiệt độ nước:
- Khi nhiệt độ nước là 25oC, lượng oxy hòa tan là 1.67mg/L, tôm chưa có nguy hiểm gì
- Khi nhiệt độ nước ao nuôi là 27oC,lượng oxy hòa tan là 1.6- 2mg/L sẽ xuất hiện tôm chết.
- Nhiệt độ nước lên đến 30oC, lượng oxy hòa tan là 1.84 mg/L, tỉ lệ tử vong có thể đạt 30%. Mà những ao nuôi tôm dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố thì điểm giới hạn oxy hòa tan của nó càng cao.
Oxy hòa tan trong hồ nuôi chủ yếu dựa vào khí oxy trong không khí hòa tan trong nước. Khi các sinh vật trong hồ thực hiện vai trò quang hợp giải phóng khí oxy, tăng được khí oxy khi thay nước. Những ao nuôi có máy tạo oxy khi mở máy, nước sẽ nhận được khí oxy. Sự tổn thất khí oxy trong nước ao nuôi do một vài phương diện dưới đây:
Tôm trong ao nuôi tiêu hao khí oxy khi hô hấp, các sinh vật phù du và các sinh vật khác tiêu thụ oxy trong lúc hô hấp, các vụn vỡ phân giải và các chất oxy hóa bị tiêu hao trong quá trình oxy hóa thúc đẩy sự giảm thiểu hàm lượng oxy hòa tan. Ban ngày do các thực vật phù du và các thực vật khác sinh sôi nhiều, lượng oxy hòa tan ban ngày có thể cao trên 10mg/L, mà ban đêm do vai trò hô hấp sinh học và sự phân mảnh khiến cho hàm lượng oxy hòa tan giảm mạnh, có lúc trước bình minh giảm xuống 1mg/L.
Do hàm lượng oxy hòa tan trong nước có nhiệt độ và độ mặn cao thấp hơn, nước có nhiệt độ và độ mặn thấp. Những ao nuôi tôm sâu hơn có khả năng duy trì nhiệt độ cao hơn. Do đó, nên căn cứ vào độ sâu của ao nuôi tôm, cho đến nhiệt độ và độ mặn trong cả một chu kỳ sinh sản và các điều kiện hữu quan để bố trí hợp lý mật độ thả giống.
Căn cứ vào số lượng thả giống và kích thước con tôm, cùng với các nhân tố tương quan khác đưa ra số lượng thức ăn cho ăn hợp lý, phòng tránh việc thức ăn dư thừa quá nhiều làm tăng lượng tiêu hao oxy trong ao nuôi.
Thông qua việc dẫn nước mặn mới vào làm tăng lượng oxy hòa tan, vào thời kỳ giữa và cuối, những ao nuôi tôm có mật độ thả giống lớn, hàng ngày nên thay nước từ 1/3- 1/2.
Mùa mưa nhiều luôn xảy ra hiện tượng nước phân tầng, mưa nhiều làm cho nước mưa đọng lại phía trên, thường làm cho nước ao nuôi hình thành hiện tượng phân tầng trên ngọt dưới mặn, tạo ra thiếu oxy tầng đáy nghiêm trọng, dẫn đến tôm chết. Khi phát hiện trong nước có hiện tượng phân tầng có thể sử dụng guồng nước hoặc các dụng cụ khác khuấy nước ao nuôi lên tiến hành loại bỏ hiện tượng này.
Nếu oxy hòa tan trong ao nuôi thấp hơn chỉ tiêu cần đáp ứng, nên khởi động máy tăng oxy hoặc sử dụng máy móc phun nước tạo oxy. Nếu như thâm canh mật độ cao thì trong ao nuôi tôm nhất định cần trang bị lắp đặt máy tăng oxy, nguyên tắc thông thường là mỗi một hecta đặt 5 chiếc máy tăng oxy 1.1 kW, tốt nhất nên dùng máy tăng oxy dạng guồng nước.
Khi xuất hiện thiếu oxy làm cho tôm nổi đầu trong ao nuôi, ngoài việc áp dụng các biện pháp như ngừng cho ăn, tăng lượng thay nước, sử dụng thiết bị tăng oxy, còn có thể sử dụng chế phẩm tăng oxy để cấp cứu.
Phạm vi độ mặn thích hợp nhất cho tôm chân trắng từ 0-34%, trong thời kỳ giữa và cuối vụ nuôi, nếu như độ mặn quá cao thì không có lợi cho sự lột vỏ của tôm. Mà độ mặn thấp thì sẽ khiến cho tôm chân trắng không thích ứng được mà chết. Ngoài ra, trong những ngày trời mưa dầm, phần lớn nước mưa làm cho nước ngọt nổi lên trên tầng mặt, thường sẽ xuất hiện hiện tượng phân tầng nước ao nuôi, thiếu oxy tầng đáy nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình nuôi nên tăng cường quan sát, chú ý sự thay đổi độ mặn.
Đo độ mặn có thể sử dụng khúc xạ kế (kế đo độ mặn), kế đo tỉ trọng và kế đo độ loãng. Do tỷ trọng kế tương đối rẻ, mua bán thuận tiện nên được sử dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Nhưng tỷ trọng kế được làm bằng thủy tinh nên rất dễ vỡ, khi sử dụng phải cẩn thận. hàng ngày vào mỗi sáng và chiều khi đo nhiệt độ nước thì đo luôn độ mặn.
Để nuôi tôm chân trắng có môi trường mặn thích hợp, đầu tiên cần tránh thời kỳ nước ngọt tiến hành thả giống và nuôi. Nếu như sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi tôm trưởng thành và ao nuôi giống có sự khác biệt thì không thể trực tiếp thả tôm giống vào ao nuôi tôm trưởng thành, nên ngọt hóa những con tôm giống ở ao nuôi tôm giống, khiến cho sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và ao nuôi tôm giống nhỏ hơn 5%o. Ngoài ra trong quá trình nuôi nên dựa vào tình hình thực tế mà áp dụng các biện pháp thích hợp để điều chỉnh độ mặn.
Phải chú ý theo dõi dự báo thời tiết, làm tốt công tác dự báo thời tiết, trước khi mưa đến, trước tiên nên bơm nước vào ao nuôi đến một độ sâu nhất định, phòng khi mưa xuống, do nước quá nông, phần lớn nước mưa làm loãng nước ao nuôi dẫn đến độ mặn ao nuôi giảm. Nhưng không thể quá chậm, ít nhất để 30cm sâu nước đọng vẫn có chứa nước mưa, tránh được hiện tượng tràn tôm ra khỏi hồ.
Phần lớn nước mưa sẽ khiến cho ao nuôi tôm và kênh dẫn nước, thậm chí là tầng giữa và trên vùng biển trở nên loãng hơn. Khi nước tầng giữa và trên quá loãng, không thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng của tôm trong ao nuôi, có thể sử dụng cống dẫn nước chặn nước ngọt tầng giữa và tầng trên lại, không cho nước ngọt chảy vào ao nuôi tôm. Cống thoát nước lại chỉ mở nắp cống bên trên, khiến cho nước ngọt tầng trên chảy ra, mà để cho nắp cống bên dưới ngăn nước có độ mặn cao ở đáy và giữa ao nuôi tôm, không cho nước mặn chảy ra.
Khi nước ngọt xuất hiện độ mặn phân tầng có thể sử dụng guồng nước và các dụng cụ khác khuấy nước, làm cho nước tầng dưới đối lưu, đạt mục đích loại bỏ hiện tượng độ mặn phân tầng.
Những ao nuôi tôm nuôi tôm chân trắng nên kiểm soát độ pH trong nước ao nuôi vào khoảng từ 7.5-9.0. Độ pH trong ao nuôi tôm bé tốt nhất là trên 7.8, khi nuôi tôm vừa và lớn thì độ pH thích ứng sẽ lớn hơn một chút. Khi độ pH thấp hơn 7.0, nước ao nuôi có tính axit, những con tôm sống trong nước ao có axit rất dễ sinh bệnh, thậm chí là chết. Mà độ pH quá cao, do tăng thêm độc tính của NH3 trong ao nuôi tôm, cho nên sinh trưởng của tôm chân trắng bị đe dọa. Do độ pH ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh tồn và phát triển của tôm, do đó nhất định cần thường xuyên sử dụng các phương pháp đơn giản như: kế đo màu, tets pH và giấy thử để kiểm tra.
Cần duy trì độ pH thích hợp trong nước ao, trước khi thả giống nên xử lý dọn sạch ao nuôi, điều chỉnh độ pH phần đất đáy trên 7.5. Trong quá trình nuôi nên áp dụng các phương pháp điều tiết thích đáng.
1. Chăm chỉ thay nước
Đối với những ao nuôi tôm có độ pH tương đối thấp ở phần đất đáy, hàng ngày nên thay ít nhất 1/3 nước, khiến cho muối axit ngấm ra ở đáy ao nuôi bị thải ra ngoài qua cống thoát nước.
2. Rắc vôi sống
Đối với những ao nuôi có độ pH thấp phải thường xuyên rắc vôi sống. Thông thường mỗi lần rắc khoảng 20x10-6- 25x10-6, sử dụng sau khi hòa nước là thích hợp nhất.
3. Kiểm soát khống chế thích hợp sự sinh sôi của tảo và các sinh vật khác
Khi tảo sinh sôi nhiều sẽ hấp thu CO2, độ pH trong nước sẽ tăng. Ngược lại, sinh vật hô hấp thải ra CO2, độ pH trong nước sẽ giảm. Một vài ao nuôi có độ pH thay đổi cả ngày lẫn đêm, chủ yếu chịu ảnh hưởng do các tình trạng nói trên. Do đó, sự sinh sôi của tảo và các sinh vật khác trong ao nuôi tôm nên kiểm soát một cách thỏa đáng. Khi tảo và các vi sinh vật sinh sôi quá mức sẽ đe dọa tôm nuôi, có thể sử dụng 0.4x10-6- 0.5x10-6 CuSO4 để tiêu diệt. Do nồng độ CuSO4 quá cao sẽ làm tổn thương tôm ao nuôi cho nên khi sử dụng phải xác định chính xác dung lượng nước ao nuôi, sau đó tính ra chính xác lượng dùng cần thiết.
4. Cho ăn hợp lý
Nếu thức ăn dư thừa quá nhiều, sẽ tiêu hao một lượng lớn khí oxy trong nước, phóng ra CO2 dẫn đến độ pH trong nước giảm xuống.
5. Màu nước và độ trong của nước.
Màu nước chủ yếu chịu ảnh hưởng của hàm lượng động vật phù du và thực vật phù du trong nước. Màu sắc cố định phản ánh số lượng và chủng loại sinh vật phù du trong nước. Dùng đĩa secchi đường kính 30cm, buộc một sợi dây thừng rồi thả vào trong nước. Đến độ sâu nhìn không rõ chính là độ trong nước ao. Trong quá trình nuôi trồng nhất định phải quan sát và kiểm tra màu nước và độ trong nước ao hàng ngày, đồng thời ghi chép lại.